Đang xử lý.....

KHOA NGỮ VĂN: KIẾN TẠO - HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN 

1. Khái quát ngành học

Cử nhân Sư phạm Ngữ văn là chuyên ngành đào tạo giáo viên có trình độ đại học giảng dạy môn Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Ngành đào tạo thực hiện Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức, kĩ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lí luận, thực tiễn dạy học Ngữ văn; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc, tự thích ứng để học tập suốt đời; có ý thức phục vụ nhân dân.

 

2. Chương trình đào tạo

Chương trình Cử nhân Sư phạm Ngữ văn gồm có 135 tổng số tín chỉ phải tích lũy. Nội dung chương trình đào tạo gồm khối kiến thức chung, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, kiến thức nghiệp vụ sư phạm, khóa luận tốt nghiệp, các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp. Chương trình được thiết kế với các học phần bắt buộc và học phần tự chọn, được tổ chức đào tạo trong 8 học kỳ (4 năm học).   

Chương trình đào tạo đại học cử nhân sư phạm Ngữ văn được điều chỉnh năm 2020 nhằm mục đích phát triển một số ngành đào tạo của trường đại học sư phạm đạt tiêu chuẩn quốc gia; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học và thực hiện các chương trình về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam.

3. Đặc điểm nổi bật của ngành học

Chương trình đào tạo đại học cử nhân sư phạm Ngữ văn được kế thừa từ chương trình đào tạo sư phạm Ngữ văn trước đó và được bổ sung, phát triển để đáp ứng với yêu cầu mới của giáo dục phổ thông. Tất cả các môn học của chương trình đào tạo đại học cử nhân sư phạm Ngữ văn được giảng dạy bằng tiếng Việt  bởi các giảng viên chuyên ngành của Khoa Ngữ văn. Sinh viên học tập tại khoa Ngữ văn được cung cấp các kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục và sư phạm Ngữ văn, được giới thiệu các giáo trình, chuyên khảo tại thư viện của Trường Đại học Sư phạm và trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Sư phạm Ngữ văn có khả năng làm việc ở một số lĩnh vực:

- Giảng dạy Ngữ văn tại các trường THCS, THPT; Giảng dạy ngôn ngữ, giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài;

- Làm chuyên viên các trung tâm nghiên cứu, sáng tác văn học, các Vụ, Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội và Khoa học Giáo dục;

- Làm cán bộ công chức, viên chứ, chuyên viên các cơ quan đoàn thể xã hội;

- Làm tại các cơ quan báo, đài truyền hình, dịch vụ, hướng dẫn viên du lịch.

5. Giới thiệu giảng viên tiêu biểu

PGS.TS Ngô Thị Thanh Quý - Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ, Trưởng khoa

PGS. TS Ngô Thị Thanh Quý - Bí thư chi bộ, Trưởng khoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội & Nhân văn miền núi

Công trình khoa học tiêu biểu:

- Sách: in riêng 02 sách chuyên khảo, in chung 04 sách tham khảo;

- Báo: 08 bài báo quốc tế, 04 bài kỉ yếu hội thảo quốc tế, 40 bài báo và kỉ yếu hội thảo trong nước

- Đề tài: Chủ trì 02 đề tài cấp Nhà nước; 02 đề tài cấp Bộ, Tỉnh; 01 đề tài cấp Đại học, 01 đề tài cấp cơ sở.

Tặng thưởng: 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 01 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, 01 Giấy khen của Giám đốc ĐH Thái Nguyên, 01 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 01 Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục; Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm.

TS. Ngô Thu Thủy – Phó bí thư chi bộ, Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế & Đào tạo tiếng Việt

Công trình khoa học tiêu biểu:

- Sách: in riêng 02 sách chuyên khảo, in chung 04 sách tham khảo;

- Báo: 01 bài báo quốc tế, 03 bài kỉ yếu hội thảo quốc tế, 30 bài báo và kỉ yếu hội thảo trong nước

- Đề tài: Chủ trì 01 đề tài cấp Bộ, 01 đề tài cấp cơ sở; thư kí 01 đề tài cấp Nhà nước; tham gia nhiều đề tài các câp.

Tặng thưởng: 02 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và khen thưởng các cấp; Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm.

 

PGS. TS Dương Thu Hằng - Trưởng bộ môn Văn học Việt Nam

Công trình khoa học tiêu biểu:

- Sách: in riêng 01 sách chuyên khảo, in chung 01 giáo trình và 05 sách tham khảo;

- Báo: 02 bài báo quốc tế, 04 bài kỉ yếu hội thảo quốc tế, 42 bài báo và kỉ yếu hội thảo trong nước

- Đề tài: Chủ trì 01 đề tài cấp Quốc gia; 01 đề tài cấp Bộ; 01 đề tài cấp Đại học, 02 đề tài cấp cơ sở.

Tặng thưởng: 04 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 02 Giấy khen của Giám đốc ĐH Thái Nguyên, 01 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 01 Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục; Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm.

TS Nguyễn Thị Hạnh Phương - Trưởng bộ môn Ngôn ngữ

Công trình khoa học tiêu biểu:

- Sách: in riêng 01 sách chuyên khảo, 01 giáo trình; in chung 01 sách tham khảo;

- Báo: 19 bài báo và kỉ yếu hội thảo trong nước

- Đề tài: Chủ trì 01 đề tài cấp Đại học, 02 đề tài cấp cơ sở, tham gia nhiều đề tài các cấp

Tặng thưởng: 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 01 Giấy khen của Giám đốc ĐH Thái Nguyên, 01 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.

TS Trần Thị Ngọc Anh - Trưởng bộ môn Lý luận Văn học, Văn học nước ngoài và Phương pháp giảng dạy

Công trình khoa học tiêu biểu:

- Sách: đồng chủ biên 04 sách chuyên khảo;

- Báo: 02 bài báo quốc tế, 02 bài kỉ yếu hội thảo quốc tế, 28 bài báo và kỉ yếu hội thảo trong nước

- Đề tài: Chủ trì 01 đề tài cấp Nhà nước; 01 đề tài cấp Đại học, 01 đề tài cấp cơ sở.

Tặng thưởng: 02 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 01 Giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 01 Giấy khen của Công đoàn - ĐH Thái Nguyên 01 Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” của Ủy ban Dân tộc; Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm; Giải Nhì Nghiên cứu khoa học Sáng tạo trẻ tỉnh Thái Nguyên năm 2019.

loading....